Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Thẻ ,

Thị trường cà phê trong nước phát triển rầm rộ

Thị trường cà phê trong nước phát triển rầm rộ

Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức sản phẩm cà phê nguyên chất Việt Nam. Dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.

[​IMG]

Cà phê Việt Nam được trồng tại các khu vực Đà Lạt, Đăk Lăk, Sơn La hay có sương mù nên đã tạo được độ ngọt dịu khiến nhiều khách hàng quốc tế không thể nào quên, tạo ra mùi vị đặc trưng của cà phê Việt Nam.

Trong khi đó, loại cà phê được trồng ở các vùng nhiệt đới khác có hương vị khá nồng (hot smell) không thơm ngọt dịu nhẹ như cà phê Việt Nam. Mặc dù cà phê Conillon của Brazil đã vào sàn London một thời gian nhưng các nhà rang xay thế giới lại không mặn mà tiếp nhận mà chỉ thích cà phê Robusta – Số 21 của Việt Nam.

Ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam. Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ cà phê đá số 33 tăng lên rõ rệt.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng xuất khẩu cà phê giảm có hai nguyên nhân chủ yếu, một là mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon... đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.

Để cà phê Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế và khẳng định thương hiệu, Vicofa khuyến cáo các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam nên lưu ý hơn đến ý kiến của các nhà rang xay thế giới không nên trộn lẫn cà phê vụ mới vụ cũ với nhau
Chia sẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét