Chia sẻ
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015
Thẻ ca-phe-arabica, ca-phe-nguyen-chat
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Cà phê Arabica có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, màu nước nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Mùi hương của Arabica rất thanh tao, quí phái, Arabica có mùi của si-rô, mùi của hoa trái, hòa quyện với mùi của mật ong, và cà mùi bánh mì nướng, mùi của cánh đồng rơm buổi trưa hè... Arabica chinh phục những con người sành điệu ẩm thực nhất trên thế giới. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hảng cà phê nguyên chất, các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới.
Dòng cà phê Arabica có nhiều giống, các giống chính có sản lượng kinh doanh lớn là Typica, Cartuai, Caturra. Ngoài những giống cà phê Arabica căn bản, được trồng từ trước. Gần đây, Viện KHKTNLN Tây Nguyên đã lai tạo ra nhiều giống Arabica, sau nhiều năm, kết quả đã chọn được 10 giống lai gồm TN1, TN2...đến TN10. Trong đó, hai giống lai TN1, TN2 có năng suất cao và chất lượng tốt đã được được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 725/QĐ-TT-CCN của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, và được nhà nước cho phép khu vực hoá canh tác.
Trên thị trường cà phê Arabica được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê Arabica (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nguyên chất lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê Arabica phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê Arabica này.
Những đặc trưng của dòng cà phê Arabica
Cây cà phê arabica còn được gọi là cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Trái cà phê Arabica
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Mùi vị đặc trưng của cà phê Arabica
Hạt cà phê Arabica
Dòng cà phê Arabica có nhiều giống, các giống chính có sản lượng kinh doanh lớn là Typica, Cartuai, Caturra. Ngoài những giống cà phê Arabica căn bản, được trồng từ trước. Gần đây, Viện KHKTNLN Tây Nguyên đã lai tạo ra nhiều giống Arabica, sau nhiều năm, kết quả đã chọn được 10 giống lai gồm TN1, TN2...đến TN10. Trong đó, hai giống lai TN1, TN2 có năng suất cao và chất lượng tốt đã được được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 725/QĐ-TT-CCN của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, và được nhà nước cho phép khu vực hoá canh tác.
Trên thị trường cà phê Arabica được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê Arabica (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nguyên chất lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Cà phê Arabica tại sao lại không được phổ biến như cà phê Vối
Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê Arabica phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê Arabica này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét